Bỏ qua nội dung

Thực tập sinh Nhật Bản: Lừa XKLĐ, trốn 13 năm vẫn không thoát tội

Tháng Một 27, 2016
thuc-tap-sinh-nhat-ban-lua-xkld-tron-13-nam-van-khong-thoat-toi

Tin tức dành cho thực tập sinh: Đối tượng Trần Thị Hồng Hoa chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng, đột ngột mất tích suốt 13 năm trời.

1. Chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng và 13 năm lẩn trốn

Suốt 13 năm trời, đối tượng Trần Thị Hồng Hoa đột ngột “mất tích”. Đến năm 2013, Hoa trở về và đến cơ quan điều tra đầu thú về tội lừa đảo người đi xuất khẩu lao động
Và phải trải qua 6 phiên tòa, Hội Đồng Xét Xử mới đưa ra được mức án cho Hoa và đồng phạm.
Bị cáo Trần Thị Hồng Hoa (bên trái) và Dương Thị An rời tòa án khi phiên xét xử kết thúc.
Sáng ngày 1/6, tức sau 5 ngày nghị án, TAND tỉnh Nghệ An đã đưa ra mức án 7 năm tù giam cho Trần Thị Hồng Hoa (SN 1960, trú tại Tp Vinh, Nghệ An) và Dương Thị An (SN 1964, trú tại Tp Hà Nội) 24 tháng tù cho hưởng án treo về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

* Lĩnh án sau 15 năm trốn chạy:

Những thông tin cảnh báo dưới đây, các bạn đi thực tập sinh Nhật Bản cần lưu tâm và cảnh giác như sau:

Đây được coi là phiên tòa kỷ lục về số lần mở xét xử. Hội đồng xét xử đã phải 1 lần trả hồ sơ điều tra lại và 4 lần hoãn phiên tòa do vắng mặt bà Phan Thị Khoa – người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Bà Phan Thị Khoa từng là cán bộ Chi Cục thuế Tp Vinh, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty tại Tp Vinh. Bà Khoa là vợ của một cán bộ cấp tỉnh.
Theo hồ sơ vụ việc, năm 1998, bà Phan Thị Khoa và bà Nguyễn Thị Hương góp vốn làm ăn và được Trung tâm Thanh thiếu nhi Nguyễn Tất Thành (ở TP Vinh) cho thuê mặt bằng để trừ đi số tiền trung tâm này nợ bà Khoa. Bà Khoa và Dương Thị An (người cùng góp vốn với bà Khoa) bàn với bà Hương làm thêm dịch vụ xuất khẩu lao động nhưng bà Hương không đồng ý. Sau đó bà Hương rút vốn, không kinh doanh chung nữa.
Tháng 3/1999, bà Trần Thị Hồng Hoa góp vốn thế chỗ bà Hương. Mặc dù không có chức năng xuất khẩu lao động và giới thiệu việc làm, không liên doanh liên kết xuất khẩu lao động nhưng An, Hoa và bà Khoa đổi tên cửa hàng thành Phòng hướng nghiệp giới thiệu việc làm thanh niên, lợi dụng danh nghĩa của Trung tâm thanh thiếu nhi Nguyễn Tất Thành rồi đăng quảng cáo tuyển người đi xuất khẩu lao động tại Mỹ, Hàn Quốc, đi thực tập sinh Nhật Bản, Đài Loan… Bà Phan Thị Khoa còn trực tiếp đến Đài PT-TH Nghệ An nộp tiền đăng quảng cáo tuyển người đi xuất khẩu lao động đi thực tập sinh tại Đài Loan.

* Tin vào quảng cáo trên truyền hình nên nhiều người lao động mất tiền bởi đơn vị này.

Do tin vào quảng cáo trên tuyền hình và trực tiếp đến “văn phòng” nằm trong khuôn viên Trung tâm thanh thiếu niên Nguyễn Tất Thành nên từ năm 1999 đến 2000 đã có nhiều người đến gặp Hoa, An và bà Khoa để tư vấn, nộp hồ sơ đi , góp vốn làm ăn hoặc cho Hoa vay tiền. Tuy nhiên, không một ai trong số người lao động đó đi được ra nước ngoài. Cơ quan điều tra xác định, Trần Thị Hồng Hoa đã chiếm đoạt của các nạn nhân 1 tỷ 049 triệu đồng, Dương Thị An chiếm đoạt hơn 473 triệu đồng (Hoa đã khắc phục toàn bộ hậu quả).
Sau khi chiếm đoạt tiền, Trần Thị Hồng Hoa biến mất khỏi địa phương. Ngày 11/9/2001, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Hồng Hoa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời ra lệnh truy nã toàn quốc đối với nghi can này.
Tháng 5/2013, Hoa đến Công an tỉnh Nghệ An đầu thú, đồng thời tố cáo Dương Thị An và Phan Thị Khoa là người chỉ đạo Hoa thực hiện hành vi phạm tội. Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố bị can đối Dương Thị An và Phan Thị Khoa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó Viện KSND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can đối với bà Khoa vì cho rằng hành vi phạm tội của bà Khoa đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tháng 1/2014, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã kiến nghị lên Viện trưởng Viện KSND tối cao hủy bỏ quyết định của Viện KSND tỉnh Nghệ An để tránh bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên Viện KSND tối cao chưa có ý kiến về việc hủy bỏ quyết định trên.

* Lời tranh cãi của các đối tượng:

Tại phiên tòa, Dương Thị An không nhận tội. Còn Trần Thị Hồng Hoa thì cho rằng Hoa không bỏ trốn như cáo trạng Viện KSND tỉnh Nghệ An nêu. Hoa cho biết, sau khi sự việc vỡ lở, Phan Thị Khoa đã bảo Hoa ra Hà Nội, sau đó tổ chức cho Hoa sang Trung Quốc và phải ở bên đó đến 10 năm. Hoa cho rằng hành vi phạm tội của mình là làm theo sự chỉ đạo của Phan Thị Khoa, Hoa chỉ là người làm thuê cho Khoa nên Khoa bảo sao thì làm vậy. Do vậy, truy tố Hoa và An mà không truy tố Phan Thị Khoa là không thỏa đáng.
Tại phiên tòa, các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của hai bị cáo đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra lại để tránh tình trạng bỏ lọt người, lọt tội. Tuy nhiên, đề nghị này không được Hội Đồng Xét Xử chấp thuận.

>> Xem thêm: tin tức xuất khẩu lao động Nhật Bản

* Kiến nghị tòa tối cao xem xét trách nhiệm của bà Phan Thị Khoa

HĐXX nhận định, mặc dù bà Phan Thị Khoa đã rút vốn ngày 21/6/2000 nhưng tài liệu điều tra phản ánh Khoa phải chịu trách nhiệm chính trong việc Hoa và An lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì Phan Thị Khoa là người được Trung tâm thanh thiếu nhi Nguyễn Tất Thành cho thuê địa điểm kinh doanh nhà hàng để trừ nợ. Qua tài liệu điều tra cho thấy mặc dù Khoa không đứng tên chủ cửa hàng nhưng vai trò quyết định trong việc kinh doanh hoặc thay thế người, Khoa phải chịu trách nhiệm trước sai phạm của nhà hàng trước lãnh đạo Trung tâm thanh thiếu nhi Nguyễn Tất Thành.
Phan Thị Khoa là người quyết định mượn danh Phòng hướng nghiệp giới thiệu việc làm thanh niên để quảng cáo tuyển người đi XKLĐ, tích cực tham gia tư vấn, tìm người để tuyển đi XKLD. Khoa cùng với Trần Thị Hồng Hoa và Dương Thị An tự dựng lên Phòng hướng nghiệp giới thiệu việc làm thanh niên không có chức năng XKLĐ, lợi dụng danh nghĩa Trung tâm thanh thiếu nhi Nguyễn Tất Thành để quảng cáo tư vấn, tuyển người đi XKLĐ, du học, xin việc làm nhằm chiếm đoạt tài sản.
Các tài liệu chứng cứ được chứng minh trong giai đoạn điều tra đủ căn cứ xác định Phan Thị Khoa liên quan đến việc thu tiền của 6 lao động với số tiền hơn 180 triệu đồng. Do vậy Phan Thị Khoa phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, Điều 139, Bộ Luật hình sự. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 23, Bộ Luật hình sự thì Phan Thị Khoa được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên Viện KSND tỉnh Nghệ An đã hủy bỏ quyết định khởi tố bị can đối với Phan Thị Khoa về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

HĐXX nhận định, đối với trường hợp của Phan Thị Khoa, mặc dù cơ quan CSĐT CA tỉnh Nghệ An đã kiến nghị lên Viện trưởng Viện KSND tối cao hủy bỏ quyết định của Viện KSND tỉnh Nghệ An để tránh bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên Viện KSND tối cao chưa hủy bỏ quyết định trên do vậy HĐXX không ra quyết định hủy bỏ vụ án mà kiến nghị cấp có thẩm quyền của TAND tối cao xem xét.

* Có sự lập lờ trong công tác xác minh đối tượng:

Trao đổi với chúng tôi sau phiên xét xử, bà Trần Thị Hồng Hoa hết sức bức xúc. Bà Hoa cho rằng triệu tập bà Khoa với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là không đúng vì hành vi của bà Khoa phải xem xét ở góc độ chủ mưu. Việc bà Khoa không có mặt tại 6 phiên xét xử nhưng cơ quan chức năng không có biện pháp nào để buộc bà Khoa có mặt tại phiên tòa là điều hết sức khó hiểu. Bà Hoa cho biết, sẽ tiếp tục kháng cáo lên cấp cao hơn.

2. Lời kết

Với những thông tin cụ thể về những đối tượng lừa đảo pháp luật ở trên như lời cảnh tỉnh cho người lao động đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.
Vinaeximco liên tục cập nhật những tin tức xuất khẩu lao động để gửi tới tất cả các bạn thực tập sinh, du học sinh đang học tập và làm việc tại nước ngoài.

From → Tin tức

Gửi bình luận

Bình luận về bài viết này