Bỏ qua nội dung

Những đức tính tốt đẹp của người Nhật thực tập sinh nên học

Tháng Ba 16, 2016

Những đức tính tốt đẹp của người Nhật thực tập sinh nên học
Sang Nhật Bản, các bạn thực tập sinh nên học những đức tính tốt đẹp nào của người Nhật? Hãy cùng đón đọc bài viết để xem người Nhật có những tính cách nào khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
Một sự thật mà chúng ta đều biết đó là: Trung Quốc và Nhật Bản nhìn nhau qua biển và là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật Bản từng là học trò trung thành thật thà nhất của Trung Quốc. Sau khi Duy Tân Minh Trị lên ngôi, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Còn ngày nay, Nhật Bản và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Tây Thái Bình Dương và Đông Á chỉ có một bá chủ, một núi không thể có 2 hổ.
Những tính cách của người Nhật chúng ta cần học.

1. Cái “võ” của Nhật Bản

Nếu các bạn thực tập sinh Nhật Bản để ý thì trong các phim truyền hình nhiều tập về đề tài kháng chiến chống Nhật chúng ta thường thấy các võ quan Nhật hay dùng những thứ của con nhà võ để trang trí phòng làm việc. Phần lớn người Nhật đều đeo dao Võ Sĩ. Trong chiến đấu họ vô cùng gan dạ, khi thua thì dùng dao tự mổ bụng mình. Người Nhật gọi đó là Võ Sĩ Đạo – thứ thuốc phiện tinh thần của người Nhật mấy nghìn năm nay.
Người Nhật coi hoa anh đào để ví người Võ Sĩ. Hoa anh đào giống như khoảnh khắc đẹp chói lọi, phát huy giá trị lớn nhất của võ sĩ rồi sau đấy kết thúc sinh mệnh không chút lưu luyến.
Hình ảnh người võ sĩ Nhật tự sát không phải vì thua, không phải vì xấu hổ do thất bại. Họ không bao giờ yếu đuối như thế. Họ tự sát vì cảm thấy mình đã cố gắng hết sức, tâm nguyện đã đến hồi kết,không còn chút luyến tiếc gì nữa.
Trong thế chiến thứ II lính Nhật đã cho thấy kẻ nào ngay cả đến cái chết cũng không sợ thì kẻ ấy đáng sợ nhất. Ngày nay người Nhật vẫn chưa hề vứt bỏ truyền thống này của họ. Dân tộc Nhật có truyền thống thượng võ, họ được trang bị vũ trang bằng tín ngưỡng tinh thần Võ Sĩ Đạo: Coi trọng sự trung thành tuyệt đối, không sợ chết, phục tùng tuyệt đối, sức mạnh của niềm tin lớn tới mức có thể hủy diệt bất cứ sự vật nào,..
Các bạn thực tập sinh đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Nếu thực sự muốn học hỏi người Nhật, họ cũng sẵn sàng chỉ dạy cho các bạn. Người Nhật thực sự rất tận tâm.

2. Cái “Nhẫn” của người Nhật từ xưa đến nay

Nếu như người Trung Quốc có thói hơi động tí là đập bàn quăng ghế. Nhưng đến đất nước Nhật thì khác, họ chú trọng lễ phép và sự nhẫn nhịn. Đi thực tập sinh Nhật Bản một thời gian các bạn sẽ tự cảm nhận thấy nước Nhật không chỉ là một đất nước văn minh mà con người Nhật cũng vô cùng tốt bụng.

Những đức tính tốt đẹp của người Nhật thực tập sinh nên học

Những đức tính tốt đẹp của người Nhật thực tập sinh nên học

Người Nhật thường rất lịch sự và rất có lý trí. Tất nhiên, ở đâu cũng vậy người Nhật có người nọ người kia nhưng nếu so với số đông trong xã hội thì họ chỉ ngẫu nhiên gây ra chút sóng gió nhỏ mà thôi.

* Ngược dòng lịch sử Nhật Bản

Câu chuyện về sự nhẫn nhịn của Thiên Hoàng Nhật Bản:
Tại Nhật Bản, Thiên Hoàng được coi là hóa thân của thần thánh nhưng từ triều nguyên Lại, sau khi lập ra Mạc Phủ Liêm Thương (tức Kamakura Bakufu, năm 1192; thực ra còn sớm hơn) thì Thiên Hoàng chỉ còn là bù nhìn, mất toàn bộ quyền lực. Mãi cho tới thời cận đại, năm 1868 khi phương Tây xâm nhập nước này, phái chống Mạc Phủ lập quân đội đánh đổ Mạc Phủ, tống khứ viên tướng cuối cùng của Mạc Phủ và công bố chiếu thư “Vương Chính Phục Cổ Đại Hiệu Lệnh” của Thiên Hoàng, trả lại toàn bộ quyền lực vào tay Thiên Hoàng rồi bắt đầu cuộc Duy Tân Minh Trị. Đến đây mới chấm dứt lịch sử 800 năm Thiên Hoàng mất quyền cai trị đất nước.
Nói đến chữ Nhẫn, không thể không nhắc tới một vị “Đại Nhẫn” đó là Đức Xuyên Gia Khang (tức Tokugawa Ieyasu, 1543-1616). Vì để giấu thực lực mà hi sinh cả vợ mình, sau này rốt cuộc dựng nên cơ nghiệp 300 năm cho gia tộc Đức Xuyên (tức Tokugawa) cai trị nước Nhật.

3. Sự “Học” của người Nhật

Dân tộc Nhật không phải là một dân tộc giàu sức sáng tạo ngay từ đầu nhưng lại vô cùng giỏi về mặt học cái hay cái tốt của người khác. Hơn nữa còn biết xem xét thời thế, giải quyết rất tốt vấn đề học ai và học như thế nào. Thậm chí sau khi học tinh thông rồi còn vượt cả thầy dạy.
* Những dẫn chứng đưa ra:
Thời kỳ nhà Đường (Tùy Đường được gọi là Thiên triều Thượng quốc của Trung Quốc). Hoàng đế nhà Đường từ Thái Tôn trở đi cho tới Đại Tôn đều được người ngoại tộc tôn kính và gọi là “Thiên Khả Hãn”. Văn minh Trung Hoa đang ở đỉnh điểm.
Nước Nhật rất ngưỡng mộ văn minh Trung Hoa và văn hóa Nho giáo của Trung Quốc. Người Nhật nhiều lần cử sứ thần sang Trung Quốc học tập toàn diện hệ thống chính trị, văn hóa, điển tịch,… và tạo nên cuộc “Cải tân Đại hóa” nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản. Giúp nước Nhật thời kỳ này phát triển một bước lớn. Người Nhật không ngừng mở rộng quan hệ và giao lưu với Trung Quốc.

Lời kết

Võ – Nhẫn –Học : tín ngưỡng, lý trí, đầu cơ đã làm nên một đất nước của người Nhật ngày hôm nay.
Người Nhật biết tiếp thu văn hóa của phương Tây và học hỏi chắt lọc văn hóa của phương Đông. Nhưng họ cũng rất biết giữ gìn văn hóa truyền thống của quốc gia.
Điểm qua 3 cái cốt chính của người Nhật thì chính chúng ta đã thấy được tại sao người Nhật lại đứng vị trí thứ 3 trong nền kinh tế thế giới như ngày nay.
Bạn muốn chúng tôi cập nhật nhiều hơn những bài viết như thế này? Vinaeximco sẵn sàng tìm hiểu những tin văn hóa, tin tức công nghệ, tin tức xuất khẩu lao động mới nhất tại Nhật Bản để các bạn được biết và nắm rõ thông tin hơn trong việc chọn lựa công việc và môi trường đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

From → Tin tức

Gửi bình luận

Bình luận về bài viết này