Bỏ qua nội dung

Thực tập sinh Nhật Bản: Giám đốc giết người đi XKLĐ để xù nợ

Tháng Ba 8, 2016

Thực tập sinh Nhật Bản: Giám đốc giết người đi XKLĐ để xù nợ
Những câu chuyện buồn của người lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Và đây là một câu chuyện đau lòng: Giám đốc giết người đi xuất khẩu lao động để xù nợ

1. Thực tập sinh Nhật Bản nên biết thêm nhiều mặt trái của các vụ việc để cảnh giác với các công ty XKLĐ ảo.

Câu chuyện đau lòng này xảy ra tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An. Bố con anh Hạnh đến đòi tiền nhờ chạy đi xuất khẩu lao động tại chi nhánh công ty CP Thương mại & Xuất nhập khẩu xây dựng Cosveco có trụ sở tại đường Nguyễn Trãi TP. Vinh (Nghệ An). Văn gọi giang hồ đến dọa nạt và dùng dao đâm khiến anh Hạnh tử vong.
Trong 3 ngày 30/6 – 2/7, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên sơ thẩm xét xử 11 bị cáo liên quan đến vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại chi nhánh Công ty CP Thương mại & Xuất nhập khẩu xây dựng Cosveco có trụ sở tại đường Nguyễn Trãi TP. Vinh (Nghệ An). Các bị cáo bị truy tố về các tội danh “Giết người”, “Che dấu tội phạm”, “Không tố giác tội phạm”, “Gây rối trật tự công cộng”.
Theo bản cáo trạng, vào ngày 21/1/2013, anh Nguyễn Quang Hạnh (SN 1977, trú Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An). cùng bố Nguyễn Quang Minh đến chi nhánh Công ty CP Thương mại &XNK xây dựng Cosveco (trụ sở tại đường Nguyễn Trãi, TP. Vinh) để đòi số tiền 2.500 USD đặt cọc mà trước đó anh giao cho chi nhánh công ty này để nhờ chạy đi làm tại Angola. Sau khi quá hạn hẹn nhưng vẫn không thể XKLĐ, anh Hạnh liên hệ thì được hẹn đến trụ sở để nhận tiền.

Thực tập sinh Nhật Bản: Giám đốc giết người đi XKLĐ để xù nợ

Cái kết của việc chọn sai công ty đi thực tập sinh Nhật Bản

Tuy nhiên, khi bố con anh Hạnh đến để nhận tiền, Phạm Viết Văn (Nguyên giám đốc chi nhánh Cosveco Nghệ An) không chịu trả tiền mà đã chỉ đạo Lê Văn Trọng (Nguyên PGĐ chi nhánh công ty) và các thuộc cấp gồm: Nguyễn Văn Thanh, Cù Hoàng Oai để dọa nạt bố con anh Hạnh. Tiếp đến, các đối tượng này gọi thêm Hồ Duy Ngà (SN 1970, còn gọi là ‘Thắng Ký’, một giang hồ khét tiếng ở TP. Vinh) cùng Ngô Quang Hưng (SN 1970), Phạm Văn Nguyên (SN 1991, cùng trú phường Vinh Tân, TP Vinh), Tôn Thất Hoàng (SN 1989, phường Hồng Sơn, TP Vinh), Nguyễn Văn Hoàn (SN 1991, Nghi Phú, TP Vinh) đến văn phòng chi nhánh Công ty Cosveco để “đón tiếp” bố con anh Hạnh.
Vừa đến nơi, các đối tượng chẳng nói chẳng rằng mà đã lao vào đánh tới tấp bố con anh Hạnh. Trong lúc xô xát, Phạm Văn Nguyên dùng dao nhọn đâm một nhát vào lưng anh Hạnh khiến nạn nhân gục xuống đất và tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu.
Sau khi gây án, các đối tượng đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Sự việc nhanh chóng được báo lên công an TP Vinh. Ngay sau đó, các đối tượng lần lượt bị công an bắt giữ.

2. Cái kết của việc giết người và xù nợ người lao động

Câu chuyện trên dấy lên cảnh báo đối với người lao động khi chọn lựa đi xuất khẩu lao động theo diện thực tập sinh Nhật Bản, đi Hàn Quốc, Đài Loan,… hay bất kỳ một nước nào đó cần phải tìm hiểu thật kỹ các công ty môi giới người lao động định đi.
Các công ty được cấp phép tuyển người lao động đi xuất khẩu lao động được đăng tải trên website của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội.

Thực tập sinh Nhật Bản: Giám đốc giết người đi XKLĐ để xù nợ

Các bị can trước tòa án

Trong cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An có chỉ rõ và đề nghị truy tố Phạm Văn Nguyên về tội danh ‘Giết người’. Riêng Phạm Viết Văn và Hồ Duy Ngà bị đề nghị truy tố các tội “Gây rối trật tự công cộng”, “Không tố giác tội phạm” và “Che giấu tội phạm”.
Cơ quan chức năng đã điều tra làm rõ Phạm Viết Văn còn có dấu hiệu tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Hiện cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Văn, khi nào có kết quả sẽ xử lý.

Thực tập sinh Nhật Bản: Giám đốc giết người đi XKLĐ để xù nợ

Vợ của anh Hạnh

Sau 3 ngày xét xử, chiều ngày 2/7, HĐXX đã tuyên phạt Phạm Văn Nguyên 15 năm tù giam; Hồ Duy Ngà 3 năm tù; Phạm Viết Văn 2 năm 6 tháng; Lê Văn Trọng 15 tháng; Cù Hoàng Oai 18 tháng; Nguyễn Văn Thanh 18 tháng. Các bị cáo còn lại (đàn em của Ngà) bị HĐXX tuyên phạt từ 6 tháng tù treo đến 3 năm tù.

3. Lời kết

Nhiều người lao động xuất thân từ vùng nông thôn, không hiểu gì về những mánh khóe của nhiều người lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nên rất dễ mắc lừa cò mồi, cò lao động. Điều họ mong mỏi là đi lao động, đi tu nghiệp sinh, nhưng chỉ vì tin tưởng vào những công ty ảo, qua lời nói mà dẫn đến tiền mất tật mang, có khi phải gánh những khoản nợ ngân hàng lên đến cả trăm triệu đồng và không biết khi nào mới có thể trả nổi.
Vinaeximco chúng tôi sẽ cập nhật nhiều tin tức xuất khẩu lao động, về cuộc sống của người lao động nhiều hơn nữa để gửi tới tất cả các bạn ứng viên muốn đi lao động làm việc chân chính không vấp phải cò lao động.

From → Tin tức

Gửi bình luận

Bình luận về bài viết này